HOA VĂN ĐẦU CỘT VUÔNG ĐÚC SẴN MỚI NHẤT THÁNG 09 NĂM 2021

ĐẦU CỘT VUÔNG XI MĂNG ĐÚC SẴN TÂN CỔ ĐIỂN

Dựa vào nền tảng cốt lõi của kiến trúc cổ xưa của các kiến trúc sư vĩ đại để lại đến ngày nay công ty Điêu khắc SAD chúng tôi sáng tạo ra rất nhiều các mẫu cột tròn đúc sẵn, đầu cột vuông mới phù hợp theo trào lưu kiến trúc hiện tại, về cơ bản chúng tôi vấn giữ những tỉ lệ vàng của thức cột cho ra các sản phẩm cân đối, thẩm mỹ, phù hợp ngôi nhà. Sau đây là các sản phẩm cột tròn xi măng đúc sẵn tân cổ điển hiện chúng tôi đang sản xuất và cung cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được các chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư tin dùng:

Thức cột Doric

Thức cột Doric là một trong 3 cột cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thức cột cổ điển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, hai cột còn lại là Ionic và Corinth. Thức cột Doric được xem là thức cột được tạo ra đầu tiên, vào khoảng thế kỉ 7 trước Công nguyên và hoàn thiện vào thế kỷ 5 và được sử dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena, Hy Lạp.

Cột Doric không có bệ, phần đầu cột đơn giản, chắc chắn và mạnh mẽ. Nhiều học giả liên tưởng những hàng cột Doric với những đội hình các chiến binh. Hy Lạp cổ đại đầy sức mạnh, trật tự trong quân đội cũng như trong kiến trúc đền thờ của mình.

Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus (Πελοπόννησος), miền nam của Ý và Sicilia; ngược lại với thức Ionic, vốn phát triển ở Ionia, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Có những vùng mà người ta có thể tìm thấy cả hai loại cột như khu Acropolis ở thủ đô Athena được xây dựng với cả hai loại cột.

Từ nửa sau thế kỷ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp dùng thức Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 đến 1:6. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc của mình, cột Doric thể hiện một sức mạnh và vẻ đẹp nam tính, trong khi thức cột Ionic phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Tuy nhiên, điều nay không nhất thiết phản ánh sự phân biệt trong sử dụng của hai loại cột ở đền thờ các nam thần và các nữ thần.

 Mẫu cột vuông 55cm

Thức cột Ionic

Thức cột Ionic là một trong ba thức cột cổ điển của hệ thống kiến trúc cổ điển, hai loại còn lại là thức cột Doric và thức cột Corinth.

Ngoài ra còn hai loại nữa, ít được sử dụng hơn là thức cột Tuscan và một phiên bản phức tạp của thức cột Corinthian là thức cột tổng hợp, được các kiến trúc sư Ý thêm vào trong lý thuyết và thực hành.

Thức cột Ionia xuất phát từ vùng Ionia (Ιωνία) từ giữa thế kỷ 6 trước Công nguyên; Ionia là vùng bao gồm bờ biển phía Tây Nam của Hy Lạp và các hòn đảo của vùng Tiểu Á, nơi mà người Hy Lạp định cư và thổ ngữ của người Ionia được sử dụng. Thức cột Ionic được bắt đầu sử dụng ở Hy Lạp từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Đền thờ thần Hera ở Samos (Σάμος), xây dựng từ năm 570 đến 560 trước Công nguyên do kiến trúc sư Rhoikos thực hiện, được coi là ngôi đền vĩ đại nhất trong số các đền sử dụng thức cột Ionic. Ngôi đền này tồn tại chỉ khoảng một thập kỷ trước khi bị đổ do một trận động đất.Một ngôi đền tồn tại lâu hơn có sử dụng thức cột Ionic là Đền thờ Artemis ở Ephesus, được xếp hạng một trong bảy kì quan thế giới cổ đại.

Không giống thức cột Doric, thức cột Ionic đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ cột (stylobate) nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có đặc điểm gồm hai vòng cuốn xoắn ốc (volute) được gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ. Đầu cột được trang trí với các họa tiết khắc chìm. Khởi đầu, phần cuốn ốc này thường nằm trên một mặt phẳng, sau này được uốn cong ra ngoài ở các góc.Đặc điểm này làm cột Ionic trông mềm mại hơn cột Docric, người quan sát có thể quan sát được cả từ mặt đứng hoặc mặt bên của cột. Vào thế kỉ 16, một kiến trúc sư và nhà lý thuyết kiến trúc người Italia là Vincenzo Scamozzi đã thiết kế một phiên bản của thức cột Ionic với sự kết hợp của bốn vòng cuốn xoắn ốc trên đầu cột. Phiên bản của Scamozzi đã trở nên phổ biến hơn thức cột nguyên bản.

Mẫu đầu cột vuông bê tông đúc sẵn lòng rộng 50cm lá tây

Thức cột Corinthian

Thức cột Corinthian Là cột hoa mỹ nhất với những rãnh nhỏ và đầu cột được trang trí cầu kỳ với những lá ô rô và đường xoắn ốc. 2 côt kia là Doric và Ionic. Khi kiến trúc cổ đại hồi sinh suốt thời Renaissance, 2 cột nữa được thêm vào là Tuscan và Composite.

Cái tên cột Corinth có từ tên của 1 thành phố ở Hi Lạp là Corinth, mặc dù lần đầu được xuất hiện và sử dụng rộng rãi là ở Athens. Mặc dù có nguồn gốc từ Hi Lạp, cột Corinth thực sự hiếm khi được sử dụng tại Hi Lạp. Nó được đưa vào các kiến trúc của La Mã, như đền Mars Ultor trong hệ thống án tòa Augustus, ở Maison Careé Gaul phía nam, ở Đền bậc đài vòng ở Vienne.

Mẫu đầu cột vuông xi măng cổ điển rộng 35cm

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là những thức cột, có tác động lâu dài với lịch sử nghệ thuật phương Tây. Trong thời kỳ Phục Hưng, việc sử dụng kiến trúc cổ Hy Lạp là quan điểm của người Phục Hưng, nhưng các thức cột từ xẻ rãnh chuyển sang trơn mượt. Phong cách Tân cổ điển ở Pháp, Đức, ở Anh và Hoa Kỳ đều tiếp nhận phong cách kiến trúc Hy lạp cổ đại. Chẳng hạn toà nhà Capitol – toà nhà Quốc hội Mỹ mang đậm ảnh hưởng của các thức cột Hy Lạp. Toà nhà Quốc hội Mỹ có tầng bệ đồ sộ, cấu trúc mái vòm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về tính hoành tráng của công trình, trên chóp mái được đặt một bức tượng với chủ đề tự do. Công trình toà nhà Quốc hội Mỹ cả bên trong và bên ngoài đều thể hiện sự phát huy cao độ phong cách kiến trúc Tân cổ điển.

Mọi nhu cầu cần mua hàng hoặc cần tư vấn thiết kế miễn phí hãy gọi ngay số điện thoại hoặc inbox zalo số 0823.080.988 - Mr Đức Anh. Sản phẩm được sản xuất tại Thanh Hóa và bán trên toàn quốc trong thời gian 2 đến 5 ngày. Chất lượng sản phẩm bóng mịn, cốt liệu đúng tiêu chuẩn bê tông cốt sợi gia cường. Bảo hành sản phẩm do lỗi nhà sản xuất lên tới 10 năm.

Gọi ngay số 0823.080.988 để được tư vấn và đặt hàng tận tình chu đáo nhất.

Được đăng vào

Viết bình luận